Lá số bát tự: Khám phá vận mệnh cuộc đời của bạn

Nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc, và công sức mà vẫn có thể xem được vận mệnh cuộc đời, Thăng Long đạo quán đã xây dựng công cụ Lập lá số bát tự. Đây là phương pháp dự đoán vận hạn tương tự như tử vi, nhưng có sự phức tạp, huyền ảo và thâm sâu hơn nên không có nhiều người biết đến. Công cụ lập lá số bát tự của TLĐQ được tư vấn và biên soạn bởi Master Mai Đức Hải với hơn 12 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn cho cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước các vấn đề liên quan tới Bát Trạch, Mệnh Lý, Tứ Trụ, Tử Bình…

1. Lá số bát tự (Tứ Trụ) là gì?

Giống như Tử vi, lá số bát tự (hay còn gọi là lá số Tứ trụ Tử Bình) là một công cụ hữu ích giúp xem vận mệnh con người, được hình thành dựa trên 4 trụ (giờ – ngày – tháng – năm sinh). Mỗi trụ này mang một cặp Thiên can và Địa chi riêng. Từng can, chi lại có âm dương ngũ hành khác nhau. Khi chịu tác động bởi sự vận hành của vũ trụ, các can, chi này sẽ sinh ra cường nhược khác nhau, từ đó sinh ra họa phúc mỗi người.

Được biết, mục đích dùng lá số rất đa dạng: Trẻ em thì được cha mẹ xem để hiểu và giúp con định hướng tương lai; Thiếu niên thì muốn biết vận may trong học hành thi cử; Thanh niên thì lại xem sự nghiệp công danh, tình duyên; Trung niên thì xem lá số để nắm rõ vận hạn của mình để tiến lùi đúng lúc; Cao tuổi thì muốn biết vận số cuối đời của mình;…

2. Lá số bát tự cho biết điều gì?

Thông qua nghiên cứu lá số bát tự, chúng ta có thể:

  • Xem được tổng thể cuộc đời từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai: Bản thân là ai? Trong trạng thái tốt hay xấu? Thời vận theo thời gian như thế nào? Họa phúc ra sao?….
  • Xem chi tiết từng vấn đề: Tích cách, gia đạo, công danh, sự nghiệp, tình duyên, các mối quan hệ (cha mẹ, con cái, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp,…), tiền tài, bệnh tật, tai nạn, rủi ro,…

Ngoài ra, luận giải bát tự còn giúp ta tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong mệnh cục của bản thân. Cụ thể:

  • Vạch rõ sự cường nhược, mất cân bằng trong chân mệnh, từ đó tìm ra thuật cải vận bổ khuyết thích hợp
  • Giúp gia chủ nhận thức rõ ưu nhược điểm của bản thân để vừa khắc phục khuyết điểm, vừa phát huy hết khả năng tiềm ẩn bên trong.

Mà để hiểu biết những điều đó, quý vị cần phải phân tích những yếu tố trong lá số bát tự.

3. Các yếu tố cấu thành nên lá số bát tự

Yếu tố cốt lõi tạo nên lá số bát tự chính là 4 trụ: Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Bên cạnh đó, nó còn được kết hợp với các thành tố sau:

  • 10 Thiên can gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
  • 12 địa chi gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
  • Ngũ hành tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
  • Ngũ hành tương khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy
  • Vòng trường sinh: xem xét sự luân hồi, sinh lão bệnh tử.
  • Thập Thần: xem xét các mối quan hệ xung khắc, hợp hóa, trợ sinh.
  • Thần sát: xem xét hung cát thịnh suy của đại vận, tiểu vận theo từng năm.
  • Dụng Hỷ thần: yếu tố giúp tìm ra phương pháp cải vận bổ khuyết.

Vì vậy, nếu quý vị muốn xem vận mệnh cuộc đời online thì hãy sử dụng công cụ Lập lá số bát tự. Công cụ của Thăng Long đạo quán hoàn toàn miễn phí, dễ thực hiện, giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà vẫn hiểu rõ hung cát, thịnh suy thời vận của bản thân một cách đầy đủ.

4. Ý nghĩa các thành phần trên lá số Tứ Trụ

4.1. Ý nghĩa của các trụ trên lá số

Bát Tự sở dĩ còn được gọi với cái tên Tứ Trụ là do cấu trúc của lá số bát tự bao gồm 4 yếu tố là giờ, ngày, tháng, năm sinh của mỗi người để làm cơ sở lý luận tạo nên Tứ Trụ trong Bát Tự. Theo đó, mỗi trụ sẽ mang một ý nghĩa riêng, dự báo từng giai đoạn của cuộc đời gia chủ.

  • Trụ năm là đại diện cho mối quan hệ của bản thân với cha mẹ, ông bà, tổ tiên và giai đoạn còn nhỏ của gia chủ.
  • Trụ tháng là đại diện cho mối quan hệ của bản thân với anh em bạn bè và giai đoạn thanh niên của gia chủ.
  • Trụ ngày là đại diện cho mối quan hệ vợ chồng, mối quan hệ hiện tại và thời trung niên của gia chủ.
  • Trụ giờ là đại diện cho mối quan hệ với con cái, mối quan hệ tương lai và tuổi già của quý bạn.

các trụ cơ bản trong bát tự
Hình ảnh minh họa các trụ cơ bản trong bát tự

4.2. Tổng quan về Thập Thần trong Bát Tự

Thập Thần là thể hiện mối quan hệ của gia chủ với lục thân được xác định bằng cách lấy Thiên Can là mệnh chủ phối hợp với Can Chi ngũ hành tương hợp, tương khắc của can chi Tứ Trụ để luận đoán. Thập Thần vừa phản ánh đặc điểm tính cách vừa thể hiện tình trạng của mỗi người.

Thập Thần đại diện cho toàn bộ ông bà tổ tiên, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, con cái… mà có tác động trực tiếp tới vận trình cuộc đời của mỗi người. Thập Thần bao gồm:

  • Nhóm 1: Quan Sát: Bao gồm Thiên Quan và Chính Quan. Người có Quan Sát trong Dụng Thần thể hiện là những sự vật, sự việc, con người mà họ khắc chế, chi phối chính bản thân ta.
  • Nhóm 2: Ấn Tinh: Bao gồm Chính Ấn và Thiên Ấn. Người có Dụng Thần là Ấn Tinh thì luôn mong muốn sự giúp đỡ trợ giúp của người khác chính là người sinh ra ta.
  • Nhóm 3: Tỷ Kiếp: Bao gồm Tỷ Kiên và Kiếp Tài. Người có dụng thần là Tỷ Kiếp thì sẽ nhận được sự trợ giúp của anh em, bạn bè, bằng hữu để đạt được thành tựu.
  • Nhóm 4: Thực Thương: Bao gồm Thực Thần và Thương Quan. Đây là những cái, con người, sự vật mà chính ta sản sinh ra như: con cái, đồ đệ, kiến thức, năng lực… Người có dụng thần là Thương Quan thì có sự thông minh, sáng tạo cụ thể.
  • Nhóm 5: Tài Tinh: Người mà Mệnh có Dụng Thần là Tài Tinh thì thường có sự hấp dẫn với tiền bạc, đối với nam thì còn thêm đặc tính phong lưu, đa tình. Tài Tinh thể hiện những sự vật, sự việc, con người mà ta khắc chế, chi phối.

4.3. Sự biến hóa của Can Chi trong Tứ Trụ

Thiên can ngũ hợp:

  • Ngũ hợp hóa: Giáp – Kỷ Thổ, Ất – Canh Kim, Bính – Tân Thủy, Đinh – Nhâm Mộc, Mậu – Quý Hỏa.
  • Ngũ hành tương sinh: Giáp – Ất Mộc, Bính – Đinh Hỏa, Mậu – Kỷ Thổ, Canh – Tân Kim, Nhâm – Quý Thủy.
  • Ngũ hành tương khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
  • Địa chi hội phương: Tuổi Dần, tuổi Mão và tuổi Thìn hội phương Đông mộc. Tuổi Tỵ, tuổi Ngọ và tuổi Mùi hội phương Nam hỏa. Tuổi Thân, tuổi Dậu và tuổi Tuất hội phương Tây kim. Tuổi Hợi, tuổi Tý và tuổi Sửu hội phương Bắc Thủy.
  • Địa chi bán tam hợp: Bán hợp sinh bao gồm: Hợi và Mão – mộc, Dần và Ngọ – hỏa, Tỵ và Dậu – kim, Thân và Tý – Thủy. Bán hợp mộ bao gồm: Mão và Mùi – mộc, Ngọ và Tuất – hỏa, Dậu và Sửu – kim, Tý và Thìn – Thủy.
  • Địa chi tương phá: Các Địa chi này khi ở cùng nhau sẽ phá lẫn nhau không thể phát triển được. Tý – Dậu phá nhau, Ngọ – Mão phá nhau, Thân – Tỵ phá nhau, Dần – Hợi phá nhau, Thìn – Sửu phá nhau, Tuất – Mùi phá nhau.
  • Địa chi tương hại: Các Địa chi này ở gần nhau sẽ làm ảnh hưởng lẫn nhau, gây ra khó khăn trắc trở cho nhau. Tuổi Tý và tuổi Mùi, Tuổi Sửu và tuổi Ngọ, Tuổi Dần và tuổi Tỵ, Tuổi Mão và tuổi Thìn, Tuổi Thân và tuổi Hợi, Tuổi Dậu và tuổi Tuất.
  • Địa chi lục hợp: Khi địa chi Âm kết hợp với địa chi Dương sẽ tạo thành 1 cặp tương hợp, tổng có 6 cặp lục hợp có tác dụng cải biến ngũ hành. Tý – Sửu, Dần – Hợi, Mão – Tuất, Thìn – Dậu, Tị – Thân, Ngọ – Mùi.
  • Địa chi lục hại: Biểu thị cho sự ghen ghét đố kỵ, làm hại lẫn nhau. Tý hại Mùi, Sửu hại Ngọ, Dần hại Tỵ, Mão hại Thìn, Thân hại Hợi, Dậu hại Tuất.
  • Địa chi lục phá: Ám chỉ sự chống phá lẫn nhau của các Địa Chi. Thân – Tỵ, Thìn – Sửu, Mão – Ngọ, Dần – Hợi, Tý – Dậu, Tuất – Mùi.

5. Cách sử dụng công cụ lá số bát tự

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng công cụ lá số Tứ Trụ của Thăng Long Đạo Quán do chuyên gia Mai Đức Hải chia sẻ.