VIẾT THƯ XIN HỌC BỔNG – KHỞI ĐẦU CỦA MỘT SỰ KHỞI NGHIỆP

VIẾT THƯ XIN HỌC BỔNG - KHỞI ĐẦU CỦA MỘT SỰ KHỞI NGHIỆP

Theo quy luật, nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường, xin việc, và sẽ đi làm. Tuy nhiên hiện nay cũng còn tồn tại một vòng luật khác dành cho những người muốn nâng cao học thức, ra trường – đi học nước ngoài – xin việc – đi làm. Du học – nói theo cách khác – có thể được coi là một bước chuyển giúp ta vào đời; hay nói to tát hơn, là khởi đầu của một sự khởi nghiệp.

Bài viết sau đây của Tranh Biện sẽ chia sẻ lời khuyên viết thư xin học bổng – chìa khóa giúp mở cánh cửa du học – bước đầu đặt nền móng cho sự nghiệp của bạn.

Tôi đã giúp khá nhiều người viết thư vào đại học và thư xin học bổng. Những lời khuyên tôi luôn đưa ra là: tuyệt đối không nói chung chung như: “tôi đam mê ngành kinh tế vì nó giúp tôi hiểu thêm về thị trường” hay “hè vừa rồi tôi đã tình nguyện đi nhặt rác”.

Tại sao? Đơn giản vì hai câu trên chẳng có nhiều ý nghĩa. Câu đầu tiên không khác gì mấy câu: “tôi đam mê kinh tế vì nó giúp tôi hiểu thêm về kinh tế”. Trong khi đó, câu thứ hai, nếu không phát triển thêm thì cũng vô dụng. Để lấy cái danh, ai cũng có thể đi nhặt rác một hôm rồi hôm sau vẫn quay trở lại thói quen ăn hướng dương và thả vỏ xuống dưới đất. Ngược lại, những người chấm thư xin học bổng sẽ ấn tượng nếu bạn kể lại trải nghiệm nhặt rác này đã thay đổi suy nghĩ của bạn như thế nào và điều đó liên quan đến ngành học bạn muốn theo đuổi ra sao.

Măc dù vậy, tôi vẫn không thể hiểu được tại sao nhiều bạn thành tích đầy mình và có những thư không hề “chung chung” vẫn bị từ chối. Tôi từng nghĩ các trường hẳn đã phải phát triển một ng cụ phân tích thư của ứng viên siêu việt như cỗ máy tìm kiếm Google … cho đến ngày tôi nhận thấy tôi không biết phải sửa thư của chính em gái tôi như thế nào.
***
Hai ngày nay tôi cố gắng thử sửa thư xin học bổng của em tôi mà không hiểu sao, đầu óc mình cứ trống rỗng, không hề có cảm hứng hay ý tưởng mình nên làm gì để nó tốt hơn; mình chỉ chắc chắn một điều rằng, mình không hề thích thư này. Đứa em thì cứ giục mình … Cuối cùng, tôi hỏi em tôi có ý tưởng gì khác không.

Nó bảo, ‘mình viết dài hơn yêu cầu của người ta rồi, viết nữa ra thì bỏ vào đâu đây?’

Con bé nói cũng có lí và có vẻ chỉ muốn mình tập trung giữ nguyên những ý này và rút ngắn lại thư xin học bổng mà thôi. Chắc nó tưởng bà chị lười không muốn sửa bài hay sao vì 5 phút sau đó một bản mới dài 295 từ (tối đa là 300) đã xuất hiện.

Phản ứng của tôi? Vẫn y nguyên như thế. Đọc thư xin học bổng mà chẳng khác gì ngồi đọc mấy cái gạch đầu dòng về hoàn cảnh gia đình và khả năng học tập.

‘Thế nghĩa là sao? Cụt lủn nghĩa là sao? Mình phải thêm mấy từ nối? ‘

Không, từ nối không phải là vấn đề.

‘Thế khô khan, tại sao nó lại khô khan?’

Và cuối cùng tôi đã hiểu ra vấn đề. Tôi bảo: ‘D hãy kể với họ câu chuyện về bản thân mình, về những suy nghĩ đằng sau những hành động và thành quả mình đạt được; về những ước mơ và hoài bão của chính mình’.

‘Nhưng nếu thế thì thư này sẽ quá dài. D mà viết kiểu này thì khéo nó lại thành mấy trang!’

‘Không sao, cứ viết đi. Viết xong, L sẽ tìm ra cách để rút ngắn nó lại. Nghĩ gì, viết nấy; các trường gọi thư xin học bổng là PERSONAL Statement là có lí do của nó. Dài, ngắn thế nào thì mình tính sau.’

***
Vấn đề nằm ở chỗ em tôi đã quá chú trọng vào giới hạn 300 từ mà bỏ quên mất cái hồn – một thứ không thể thiếu trong một cái PERSONAL Statement theo đúng nghĩa của nó. Đó là thứ không ai có thể sửa được ngoại trừ chính tác giả.

Tôi tin là bí quyết chọn sinh viên của các trường đại học nằm gọn trong tiêu chí “personal” – tức cá nhân. Các bạn có thể qua được khóa học dạy kỹ năng viết thư nhưng không ai ngoài chính bạn có thể chỉ ra cách tốt nhất để thể hiện niềm đam mê của mình qua một lá thư.
(Phew, vậy là vấn đề không phải là do mình lười 😀 )

(Theo http://y2d.edu.vn/)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *