LÀM TRÁI NGÀNH CÓ THÀNH CÔNG?

LÀM TRÁI NGÀNH CÓ THÀNH CÔNG?

(PL&XH) – Trong điều kiện thị trường lao động như hiện nay, rất khó tìm được một công việc ổn định, đúng chuyên ngành. Vì vậy, nhiều người phải tạm chấp nhận làm việc trái ngành, chờ cơ hội tìm được công việc như ý muốn.

Và trong cái rủi có cái may, nhờ làm trái ngành mà nhiều người đã tạo lập được vị thế thành ng cho riêng mình. Cùng Tranh biện xem thêm bài viết nhé!

Học không đi đôi với hành

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện có hơn 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Con số khiến dư luận giật mình, bởi vấn nạn thất nghiệp đang đã gióng lên hồi chuông về tình trạng lệch cán cân trong đào tạo giáo dục “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay.

Các chuyên gia giáo dục nhận định rằng, ngay từ khi bước chân vào giảng đường ĐH, các bạn trẻ đã lựa chọn ngành học theo cảm tính và sau khi tốt nghiệp lại không biết bản thân phù hợp vào công việc nào, đành chấp nhận giải pháp tình thế, lấy ngắn nuôi dài, tìm một công việc tạm thời để lấy kinh nghiệm. Có thể lấy ví dụ như, một người tốt nghiệp ngành công nghệ – thông tin đi làm nhân viên kinh doanh bất động sản, một người tốt nghiệp kế toán đi làm kinh doanh truyền thông hay một người tốt nghiệp ngành luật đi làm bồi bàn, làm công nhân… Đây không phải là việc nói cho vui mà hoàn toàn là chuyện có thật trong xã hội hiện nay. Họ chấp nhận học trái ngành bởi nhiều lý do, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng có lẽ chủ yếu là do… thất nghiệp vì không tìm được công việc đúng chuyên ngành đã học.

Học không đi đôi với hành
Học không đi đôi với hành

K.Hằng, tốt nghiệp ngành công nghệ – thông tin, trường ĐH Kinh tế sư phạm Hưng Yên. Ra trường đúng thời điểm bất động sản phất như diều gặp gió, Hằng lao vào kinh doanh kiếm tiền. Với chút vốn liếng giao tiếp giỏi cùng khả năng nhạy bén trong cơ chế thị trường đất đai, Hằng bén duyên với công việc môi giới nhà đất từ lúc nào không hay. Thời điểm bất động sản chưa đóng băng, thu nhập trung bình mỗi tháng Hằng đút túi số tiền 8 chữ số. Kinh doanh bất động sản đã cho Hằng cơ hội được giao tiếp với nhiều ông chủ doanh nghiệp bất động sản. Từ một nhân viên kinh doanh, Hằng được giao phụ trách trưởng phòng đến GĐ Cty bất động sản. Lãnh đạo một công ty bất động sản trên Hà Nội, cô gái tỉnh lẻ Vĩnh Phúc đã tạo được chỗ đứng riêng cho mình trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều khó khăn như hiện nay.

Thành công là biết tạo cơ hội

Một chuyên gia nhân sự chia sẻ, việc lựa chọn công việc trái ngành là giải pháp tình thế của nhiều bạn trẻ để cứu vãn nguy cơ thất nghiệp. Do vậy, nhiều người lựa chọn công việc mang tính chất lấy ngắn, nuôi dài nên không tập trung cao cho công việc, mải miết tìm kiếm những công việc đúng chuyên ngành mà bỏ ngỏ các cơ hội về công việc khác, vừa gây lãng phí thời gian, tiền của.

Trong ngày hội tư vấn việc làm, các nhà tuyển dụng cũng khuyên các bạn trẻ nếu chưa tìm được công việc ưng ý hãy bắt đầu với những công việc bất kỳ. Nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn được đào tạo ở nhà trường mà quan trọng là các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như ngoại ngữ, tin học, giao tiếp. Khi đã xác định làm việc trái ngành thì việc học thêm một số kỹ năng, chuyên ngành khác thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn sẽ làm phong phú, đa dạng kiến thức của sinh viên. Nhờ đó, hồ sơ của bạn trẻ sẽ dễ thuyết phục nhà tuyển dụng hơn dù có ứng tuyển trái ngành.

Các bạn trẻ đừng đặt tham vọng quá cao về công việc trái ngành, nên lựa chọn cho mình một công việc phù hợp để trong quá trình làm việc có cơ hội được cọ sát, rèn luyện những kỹ năng chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm về công việc sau này.

Link bài viết: http://www.baomoi.com/Lam-trai-nganh-co-thanh-cong/146/13488880.epi 
Nguồn ảnh: Internet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *