CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG TRANH BIỆN

Có thể hình dung các khái niệm cơ sở của tranh biện thông qua đoạn mô tả dưới đây:Một cuộc tranh biện diễn ra giữa hai bên đối lập về quan điểm, về một kiến nghị cụ thể, thuộc một chủ đề (hay lĩnh vực) nhất định.
Mỗi bên/đội trình bày hệ thống các lập luận trái chiều, được tổ chức sắp xếp một cách hợp lý (có chiến thuật); trong đó mỗi lập luận đưa ra nên bao gồm:
• một luận đề hay tuyên bố,
• những lý lẽ để lý giải và minh chứng sự đúng đắn cho tuyên bố của mình,
• và sử dụng các luận chứng để củng cố cho các lý lẽ.

Cả hai đội tham gia cần phải thể hiện tốt nhiệm vụ của mình:
• trình bày lập luận và quan điểm của đội mình một cách rõ ràng và thuyết phục;
• phản biện được lập luận và hệ thống luận điểm của đối phương;
• đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.

Tất cả nhằm thuyết phục trọng tài và khán giả rằng đội mình làm tốt nhiệm vụ của mình hơn trong cuộc Tranh biện.

Các thuật ngữ được mô tả như sau:
 

THUẬT NGỮNGHĨA TIẾNG VIỆTCÁCH HIỂU TRONG TRANH BIỆNGHI CHÚ
TopicChủ đềChủ đề là lĩnh vực bao hàm vấn đề được đưa ra tranh biệnChủ đề có thể rất rộng hoặc được thu hẹp nhưng có tính khái quát hơn
 Motion/ ResolutionKiến nghịKiến nghị là vấn đề được đưa ra để tranh biện. Đó có thể là một nhận định, một đề xuất, hay một dự báo về một vấn đề nào đóVí dụ: Nên thay đổi giờ làm để hạn chế tắc đường ở Hà Nội
ArgumentLập luậnLuận điểmLuận điểm thể hiện cách người trình bày suy nghĩ như thế nào về một vấn đề cụ thể. Để trình bày một luận điểm, người ta thường sử dụng các lý lẽ và dẫn chứng để giải thích và minh họaVí dụ: Chính quyền Hà Nội nên áp dụng chính sách thay đổi giờ làm để hạn chế tắc đường, vì một trong những nguyên nhân chính gây nên tắc đường ở đây là các đối tượng tham gia giao thông, bao gồm con người và phương tiện, đổ ra đường cùng một lúc vào những thời gian nhất định. Theo ghi nhận của camera và phóng viên của đài phát thanh VOV Giao thông, hàng ngày từ 7h00-8h30 và 16h30-18h00 rất nhiều ngả đường chính bị ách tắc như Đội Cấn, Kim Liên, Lê Duẩn…là do tập trung nhiều cơ quan văn phòng, trường học đến và về cùng trong khoảng thời gian đó
ClaimLuận đềTuyên bố, khẳng địnhLuận đề là lời khẳng định, nhận định thể hiện quan điểm của người trình bày về một vấn đề cụ thể do Kiến nghị đưa ra. Luận đề cho thấy rõ thái độ và kết luận của người trình bàyỞ ví dụ trên, luận đề là “Chính quyền Hà Nội nên áp dụng chính sách thay đổi giờ làm để hạn chế tắc đường”Luận đề có thể trùng hoặc không trùng với Kiến nghị. VD 1 là trùng. Hãy xem xét  VD 2 dưới đây.Kiến nghị: Nên chuyển các trường đại học ra ngoại thành.Luận đề của đội Ủng hộ: Việc chuyển các trường đại học ra ngoại thành làm thay đổi bộ mặt kinh tế của khu vực ven đô thị hoặc nông thôn
ReasonLý lẽ, lý giải Lý lẽ là lời giải thích mang tính logic, cho thấy rằng tại sao luận đề hợp lý/ đúngLý lẽ của VD 2 ở trên:Vì gia tăng cơ hội cho các dịch vụ phục vụ cho đối tượng liên quan đến trường đại học như giáo viên, sinh viên
EvidenceLuận chứngBằng chứng, ví dụLuận chứng là những sự vật, sự việc tồn tại trên thực tế, được sử dụng để minh họa cho lý lẽ và tuyên bố của người trình bàyLuận chứng có thể là báo cáo, nghiên cứu, ng trình khoa học, bài báo, câu chuyện có thật…Cần lưu ý về độ tin cậy của nguồn thông tin. Bằng chứng càng cho thấy nguồn đáng tin, cập nhật, có khả năng thẩm định cao (ví dụ, theo đánh giá mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Tài nguyên Môi trường…) thì càng mạnh. Cần chú ý trích dẫn nguồn khi trình bày

Xung đột, mâu thuẫn được tạo ra khi một đội phản biện trực tiếp trên một luận điểm mà đối phương đã trình bày. Đây vừa là trọng tâm cần giải quyết vừa là vẻ đẹp của một cuộc tranh biện. Một cuộc tranh biện tồi hay thất bại là không tạo ra hoặc tạo ra những xung đột mờ nhạt.


Nguồn: Y2D

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *