Tranh biện là gì
Hiểu theo nghĩa hẹp, tranh biện là một trong những loại hình giao tiếp bằng lời. Những đặc điểm của tranh biện trong tương quan với các loại hình khác có thể được hiểu qua bảng sau:
LOẠI HÌNH GIAO TIẾP | VÍ DỤ | MỤC ĐÍCH CHÍNH | PHƯƠNG TIỆN CHỦ YẾU | ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT | ỨNG DỤNG CHỦ YẾU | BIẾN THỂ (NẾU CÓ) |
Đối thoại | Buôn chuyện điện thoại | Trao đổi thông tin | Mọi hình thức của lời nói | Tự do, không hạn định | Giao tiếp | |
Thảo luận | Cuộc họp | Thống nhất các ý kiến | Giả thuyếtKết luận | Cần người dẫn dắtCần chương trình định trước | Giáo dụcHội họp | Thương thuyết |
Tranh luận | Các bài tranh luận trên tạp chí khoa học | Tìm ra cái gì đúng | Lập luậnKết luận | Chính xác cao độPhân biệt rạch ròi đúng sai | Giáo dụcLuật phápKhoa học | Cãi nhauPhê phán |
Tranh biện | Các bút chiến trên báo | Tìm ra ai đúng | Lập luận | Có một giải pháp “tối ưu” hơn các giải pháp khác | Nghệ thuậtTư tưởngCác vấn đề xã hội |
Hiểu theo nghĩa rộng, tranh biện là quá trình tư duy và biểu đạt tư duy từ thu thập, phân tích xử lý thông tin đến xây dựng, hệ thống sắp xếp các lập luận để ra quyết định. Điều này quan trọng, vì quyết định và việc thực hiện các quyết định giúp duy trì và phát triển xã hội con người. Tranh biện có thể sử dụng ngôn ngữ (thông qua nói, viết) hoặc không sử dụng ngôn ngữ (tự tranh biện – self-debate trong bản thân từng cá nhân). Tranh biện giúp Giải quyết vấn đề, bằng cách chỉ ra những xung đột/mâu thuẫn giữa các luận điểm (Crashes) do người học sử dụng tư duy phản biện để phản đối trực tiếp trên luận điểm của đối phương. Tranh biện còn nhằm Thuyết phục chính bản thân mình, hoặc người khác rằng lựa chọn nào là tốt hơn, đặt trong những bối cảnh và điều kiện cụ thể. Kết luận của tranh biện mang tính tương đối, không có đúng nhất mà mang tính tạm thời tại thời điểm kết thúc cuộc tranh biện. Walter Lippman – một nhà báo có tầm ảnh hưởng đã chỉ ra rằng, một trong những quyền cơ bản của con người – tự do ngôn luận – có thể được thực hiện thông qua việc tạo ra và khuyến khích tranh biện. Tranh biện là một quá trình liên tục, bởi thế, nó là một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy học tập suốt đời.
Giá trị của tranh biện
Về thái độ học tập:
Cởi mở: Sự cởi mở là một trong những thái độ cốt lõi để tránh định kiến và tạo động lực để Học tập suốt đời. Tranh biện đưa tới những phong cách tư duy và hệ giá trị khác nhau, được thể hiện qua các nhóm lợi ích trong xã hội liên quan tới một chủ đề, vấn đề cụ thể nào đó. Người học có cơ hội đối diện và quan sát nhiều quan điểm khác nhau, từ đó đánh giá quan điểm của chính mình để thay đổi hoặc cập nhật cho phù hợp.
Tôn trọng: Tranh biện dạy người học biết cách lắng nghe tích cực và tiếp nhận quan điểm của phía khác, trân trọng tri thức, giải quyết vào vấn đề mà không phải tấn công con người.
Tò mò: Tranh biện kích thích và khơi dậy trí tò mò của người học, gợi mở hình dung về vẻ đẹp của tư duy và tương tác giữa con người với con người. Người học liên tục dự đoán, tưởng tưởng, đặt ra giả thuyết và có nhu cầu tự thân tìm kiếm thông tin, sản xuất lập luận để chứng minh hoặc bác bỏ các giả thuyết của mình.
Về khả năng học tập:
Nghe, Nói, Đọc, Viết: Các hoạt động cơ bản của quá trình Giao tiếp được luyện tập và nâng cao thông qua Tranh biện. Sử dụng một cách hài hòa các khả năng này đồng thời làm tăng hiệu quả học tập.
Tư duy phản biện: Sử dụng thông tin để hình thành lập luận chặt chẽ; Phân loại sắp xếp hệ thống lập luận để hình thành quan điểm về một vấn đề cụ thể; Đặt câu hỏi tốt hơn.
Làm việc nhóm: Hợp tác với người khác để chia sẻ tư duy, hài hòa, tiến tới xây dựng hệ thống lập luận mạnh và trình bày hiệu quả cho phe của mình (Ủng hộ hoặc Phản đối một vấn đề).
Nguồn: Y2D